PHIẾU LÝ LỊCH SỐ 2 VÀ NHỮNG THÔNG TIN BẠN CẦN BIẾT

Có thể ủy quyền làm được không? Hồ sơ cần làm những gì? Thủ tục như thế nào? … là những câu hỏi mà Nhị Gia nhận được trong thời gian gần đây về nhu cầu làm phiếu lý lịch tư pháp số 2.

>> Xem thêm: Hỗ trợ về dịch vụ lý lịch tư pháp

Để giải đáp những thắt mắc trên, Nhị Gia xin hướng dẫn những thông tin cụ thể về phiếu lý lịch tư pháp số 2 như sau:

Theo quy định của pháp luật, ở trường hợp xin phiếu lý lịch tư pháp số 2, người có nhu cầu xin phiếu phải có mặt tại sở tư pháp để nộp hồ sơ. Trong trường hợp người có nhu cầu xin phiếu lý lịch tư pháp số 2 đang định cư ở nước ngoài, không thể về Việt Nam để trực tiếp thực hiện thủ tục có thể nhờ con cái, cha mẹ, vợ chồng hoặc người ủy quyền để nộp thay. Tuy nhiên, người có nhu cầu xin cấp phiếu Lý lịch tư pháp phải chuẩn bị đầy đủ các bước và hồ sơ sau:

Bước 1: Người có nhu cầu xin cấp phiếu phải đến trực tiếp Đại sứ quán, Lãnh sự quán Việt Nam ở nước sở tại, khai tờ khai cấp phiếu lý lịch tư pháp mẫu số 03/2013/TT-LLTP. Sau đó yêu cầu Đại sứ quán, Lãnh sự quán chứng thực chữ ký trên tờ khai, đồng thời chứng thực chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu gửi về cho người thân ở Việt Nam.

Bước 2: Sau khi người thân, người ủy quyền tại Việt Nam nhận được hồ sơ gửi về, trực tiếp mang hồ sơ đến nộp tại Trung tâm hành chính công tỉnh, thành phố.

Mẫu phiếu lý lịch tư pháp số 2

Về thành phần hồ sơ, cần chuẩn bị những giấy tờ sau:

  • Tờ khai yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp số 2 (đã được chứng thực tại Đại sứ quán hoặc Lãnh sự quán).
  • Bản sau chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân, hộ chiếu của người yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp (đã được chứng thực tại Đại sứ quán hoặc Lãnh sự quán).
  • Bản sao sổ hộ khẩu của người được cấp phiếu Lý lịch tư pháp hoặc giấy tờ chứng minh nơi cư trú trước khi xuất cảnh (trường hợp không còn tên trong sổ hộ khẩu gia đình).
  • Giấy tờ chứng minh mối quan hệ và giấy tờ tùy thân của người được ủy quyền. Có 2 trường hợp sau:
  1. Trường hợp người yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp nộp bản chụp chứng minh nhân dân, hộ chiếu, sổ hộ khẩu thì phải xuất trình bản chính để đối chiếu.
  2. Trường hợp không có bản chính để đối chiếu thì phải nộp bản sao có chứng thực theo quy định của pháp luật.

Mọi thông tin trên đều mang tính chất tham khảo, nếu quý khách có nhu cầu cần hỗ trợ về Lý lịch tư pháp xin vui lòng liên hệ tổng đài: 1900 6654 để được tư vấn và hỗ trợ.

 Oánh Seven

Nguồn: Internet