Theo Sở Di Trú Hoa Kỳ USCIS một công dân Mỹ có thể bảo lãnh anh chị em nếu đáp ứng đủ những điều kiện sau đây:
– Là công dân Mỹ từ 21 tuổi trở lên. Thường trú nhân thẻ Xanh không thể bảo lãnh anh chị em.
– Phải chứng minh được mối quan hệ với người được bảo lãnh là anh chị em với nhau. Nghĩa là có cùng cha cùng mẹ, hoặc cùng một cha hoặc cùng một mẹ.
– Nếu bảo lãnh cùng Mẹ thì không có bất cứ đòi hỏi gì khác. Còn nếu bảo lãnh cùng Cha thì người Cha đó phải chứng minh:
+ Đã làm hôn thú với người Mẹ trước khi người con 18 tuổi.
+ Đã làm thủ tục nhìn nhận con.
+ Có những hành động cha – con cụ thể như nuôi nấng, ăn ở, liên lạc với nhau.
– Lưu ý khai sinh là bằng chứng để chứng minh mối quan hệ anh chị em, tuy nhiên nếu khai sanh của một trong hai người đăng ký trễ thì những thông tin trên khai sinh sẽ không còn đáng tin cậy, lúc đó Sở di trú sẽ yêu cầu bổ túc thêm những bằng chứng khác để chứng minh mối quan hệ. Cuối cùng sẽ là thử ADN
– Lệ phí nếu hồ sơ nộp trước ngày 23/11/2010 là $355.00,nếu sau ngày này lệ phí mới là $420.00
NHỮNG GIẤY TỜ CẦN THIẾT
Những giấy tờ cần thiết cho buổi phỏng vấn:
– Thư mời phỏng vấn.
– Hộ chiếu (bản chính + 1 photo).
– Hộ khẩu (bản chính + 1 photo).
– Chứng minh nhân dân (bản chính + 1 photo).
– 4 tấm hình thẻ 5×5 hình màu nền trắng.
– Mẫu đơn DS-260.
– Khai sinh (bản chính + photo).
– Giấy chứng nhận kết hôn (bản chính + photo).
– Giấy ly hôn (nếu có).
– Phiếu lý lịch tư pháp số 2 (bản chính + photo).
– Khai sinh của người bảo lãnh (bản chính + photo).
– Bằng chứng chứng minh mối quan hệ anh chị em ruột bao gồm: + Hình ảnh chụp chung ( từ nhỏ đến lớn ).
+Học bạ của anh chị em (nếu có)
+Hộ khẩu cũ (có tên của cả cha/mẹ và anh chị em).
+Sổ gia đình công giáo (nếu có)
+Bằng chứng liên lạc ( thư từ, email …), giấy gởi tiền (nếu có).
– Nếu người bảo lãnh và anh chị em có mối quan hệ hình thức CON NUÔI, nộp: Một bản sao của Nghị định nhận con nuôi đã diễn ra trước khi người bảo lãnh hoặc anh chị em (người con nuôi) được 16 tuổi.
– Nếu người bảo lãnh và anh chị em có quan hệ hình thức CHA MẸ KẾ, nộp:
+ Bản sao ly hôn của cha /mẹ đẻ hoặc cha/mẹ kế với cuộc hôn nhân trước.
+ Bản sao giấy chứng nhận kết hôn của cha /mẹ kế với cha/mẹ ruột.
– Nếu người bảo lãnh và anh chị em CÙNG CHA KHÁC MẸ, nộp:
+ Bản sao giấy chứng nhận kết hôn của cha với mỗi người mẹ
+ Bản sao ly hôn của cha với người vợ trước.
NHỮNG NGƯỜI ĐƯỢC ĐI THEO
– Khi bảo lãnh cho anh chị em ruột thì vợ/chồng và con của người anh chị em đó cũng sẽ được đi theo, với điều kiện:
+ Vợ/chồng phải có giấy hôn thú hợp pháp.
+ Con phải không có gia đình và dưới 21 tuổi ( Con số 21 tuổi được tính bằng cách lấy tuổi của những người con này vào ngày visa đáo hạn trừ đi thời gian được cứu xét ở Sở di trú được tính từ ngày nộp đơn cho đến ngày được chấp thuận).
– Trường hợp con dưới 21 tuổi mà là con nuôi thì vẫn được đi theo với điều kiện:
+ Phải có giấy của chính quyền công nhận việc nhận con nuôi
+ Sau khi nhận con nuôi, phải có bằng chứng chứng minh việc chung sống, nuôi nấng ít nhất 2 năm kể từ ngày được công nhận chính thức con nuôi
+ Quan hệ của những người con nuôi này với cha mẹ ruột phải có sự chấm dứt, nghĩa là không có bất cứ sự liên lạc nào với cha mẹ ruột.
VÌ SAO HỒ SƠ BẢO LÃNH ANH CHỊ EM PHẢI CHỜ ĐỢI QUÁ LÂU?
Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ (U. S. State Department) vừa giải trình thắc mắc thời gian chờ đợi quá lâu trong các hồ sơ bảo lãnh thân nhân. Chẳng hạn như bảo lãnh diện anh chị em ruột từ Mexico hay Philippines phải đợi trên 22 năm, từ Việt Nam trên 10 năm. Bộ Ngoại Giao cho hay, hiện tại hồ sơ tồn đọng đã lên đến một con số kinh khủng là hơn 96 triệu hồ sơ. Trong khi đó ở đầu ra, Quốc Hội Hoa Kỳ chỉ cho phép (quotas) 226,000 người được nhập cư mỗi năm, chia ra cho rất nhiều quốc gia muốn đến định cư tại Hoa Kỳ. Hồ sơ đầu vào thì ào ạt, trong khi đầu ra nhỏ giọt, dẫn đến tình trạng hồ sơ bị kéo dài như hiện nay.
Tính cho đến tháng 1/2011, thời gian bảo lãnh thân nhân bị Sở Di Trú Hoa Kỳ kéo dài ra và được xác định như sau:
– Con độc thân (của công dân Hoa Kỳ): (diện ưu tiên 1): 4.5 năm – 5 năm
– Vợ/chồng/cha/mẹ (của công dân Hoa Kỳ): (diện ưu tiên 2A): 3 năm
– Vợ/chồng/phối ngẫu (của người đang có thẻ xanh): 3 năm (thời gian bằng với công dân Hoa Kỳ)
– Con độc thân (của người đang có thẻ xanh): (diện ưu tiên 2B): 8 – 9 năm
– Con có gia đình (của công dân Hoa Kỳ): (diện ưu tiên 3): 7 – 8 năm
– Anh chị em ruột (của công dân Hoa Kỳ): (diện ưu tiên 4): 10 năm